Một trong yếu tố quan trong ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng của cây đó chính là độ phì nhiêu của đất. Vậy độ phì nhiêu của đất là gì? có mấy loại, yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất và cách làm tăng độ phì nhiêu của đất như thế nào? Tất cả có trong bài viết sau đây. Mời bạn tham khảo.
Độ phì nhiêu của đất là gì?
Độ phì nhiêu của đất là gì? Là khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng của đất cho cây trồng, bao gồm nước, khoáng chất, oxi, độ ẩm, nhiệt độ… đồng thời không chứa các chất gây hại cho cây. Đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại chất lượng và năng suất mong muốn.
Đặc điểm độ phì nhiêu của đất như sau:
- Các loại đất khác nhau, độ phì nhiêu tự nhiên cũng khác nhau.
- Nếu sử dụng không hợp lí, độ phì nhiêu suy giảm rất nhanh
- Sử dụng phân bón giúp độ phì nhiêu đạt hiệu quả cao
Hiện nay phần lớn độ phì nhiêu có trong đất canh tác rất thấp, số ít mức trung bình.
Độ phì nhiêu của đất có mấy loại?
Độ phì nhiêu của đất được phân thành 2 loại: độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu nhân tạo. Cụ thể, độ phì nhiêu của đất tự nhiên không có sự tác động của con người, do thảm thực vật trong tự nhiên tạo nên. Còn độ phì nhiêu nhân tạo do con người tạo nên nhờ sự tác động như canh tác đất, bón phân,…
Các thành phần có trong độ phì nhiêu của đất bao gồm:
- Độ sâu tầng đất thực: Thành phần này đóng vai trò phát triển của rễ cây. Đất canh tác yêu cầu tầng đất thực có độ sâu khoảng 1m, không có lớp đất bị nén chặt.
- Cấu trúc: Ảnh hưởng đến độ rỗng của đất, cũng như khả năng cấp đất và thoát khí của rễ.
- Phản ứng của đất: Vai trò điều hòa và cân bằng các hóa chất có trong đất.
- Hàm lượng chất dinh dưỡng: Quyết định năng suất và chất lượng cây
- Mật độ của sinh vật đất: Tham gia quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong đất.
- Hàm lượng chất ức chế: bao gồm cả các chất hình thành tự nhiên và chất gây hại do con người tạo ra,…
Yếu tố quyết định đến độ phì nhiêu của đất là gì?
Những yếu tố quyết định đến độ phì nhiêu của đất bao gồm những yếu tố sau:
- Nước.
- Cây trồng
- Sinh vật
- Chất dinh dưỡng
- Không chứa những chất độc hại cho cây.
Một số biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất
- Bón phân đầy đủ, hợp lý: Tích cực sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân xanh, phân chuồng, càng nhiều càng tốt. Bởi vì phân bón hữu cơ có tác dụng tốt trong việc nâng cao độ phì nhiêu, cải tạo đất tốt, ổn định pH, giảm độ chua đất. Đặc biệt, các loại phân bón hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học còn bổ sung các dững chất có lợi cho đất. Hạn chế phân bón hóa học, phân bón vô cơ.
- Trồng nhiều cây che bóng: Mục đích để bảo vệ đất, giữ nước cũng như chống xói mòn các chất dinh dưỡng và phân bón.
- Luân canh, xen canh hợp lý: Ưu tiên trồng nhiều cây có tác dụng cải tạo đất tốt như các loại cây họ đậu, cây lạc dại, vừa có tác dụng cải tạo đất vừa có tác dụng che phủ hạn chế xói mòn và rửa trôi chất dinh dưỡng.
- Cày, xới phù hợp: Sau mỗi mùa vụ, chúng ta nên cày, xới đất. Điều này giúp đất được thoáng khí, các chất dinh dưỡng ở sâu rễ cây chưa hấp thụ được sẽ dùng cho mùa vụ tiếp theo. Thêm vào đó, bón lót phân hữu cơ để cung cấp lượng dinh dưỡng cho đất đã bị cây lấy đi.
- Nguồn nước tưới đảm bảo: Nguồn nước tưới không để bị nhiễm các chất độc hại. Hệ thống kênh, mương phải đảm bảo sạch sẽ để không ảnh hưởng đến chất lượng cây.
Trên đây là những thông tin về độ phì nhiêu của đất là gì? có mấy loại, các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp làm tăng độ phì nhiêu của đất hiệu quả.