Chắc hẳn với một nền văn minh lúa nước như chúng ta, ai cũng quen thuộc với đất trồng cây. Nhưng đất trồng là gì? Thành phần cơ giới của đất cũng như tính chất nào? Không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi giúp bạn tìm hiểu kỹ về đất trồng, thành phần và tính chất của nó.
Đất trồng là gì?
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất mà trên đó thực vật có thể sinh sống và phát triển, sản xuất sản phẩm.
Đất trồng có độ phì nhiêu tốt. Là sản phẩm của quá trình biến đổi đá dưới tác động các yêu tố như sinh vật, khí hậu và con người.
Đất trồng có vai trò rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây, vì chúng cung cấp các chất dinh dưỡng, nước cũng như oxi cho cây.
Thành phần cơ giới của đất là gì?
Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ các hạt sét, limon và cát trong đất. Dựa vào các thành phần cơ giới của đất mà chia thành các loại chính sau:
- Đất cát (5% sét, 10% limon, 85% hạt cát)
- Đất thịt (15% sét, 40% limon, 45% hạt cát)
- Đất sét (45% sét, 30% limon, 25% hạt cát)
Giữa các loại đất này sẽ có một số đất tính chất trung gian như đất thịt nhẹ, đất cát pha,…
Nhờ các thành phần sét, limon và cát trong đất giúp đất có khả năng giữ nước và các chất dinh dưỡng. Đất càng chứa nhiều mùn thì khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng cao.
Độ phì nhiêu của đất: Độ phì nhiêu đóng vai trò cung cấp oxi, nước, sinh vật và chất dinh dưỡng cho cây trồng. Yếu tố quyết định đến khả năng sinh trưởng và phát triển cũng như mang lại năng suất mong muốn cho cây, đồng thời loại bỏ những chất có hại cho cây.
Phân loại đất trồng và đặc điểm từng loại đất
Đất thịt
Như thông tin phía trên đã cung cấp, đất thịt chứa khoảng 15% sét, 40% limon và 45% hạt cát. Loại đất này rất phù hợp cho các loại cây trồng, do có tính chất trung gian giữa đất cát và đất sét.
Chế độ thấm nước của đất thịt rất tốt. Bên cạnh đó không khí, nhiệt độ, sinh vật cũng rất thuận lợi cho các quá trình lý hóa diễn ra trong đất. Đất mềm nên rất dễ dàng trong việc cày, xới, giúp con người tiết kiệm được công sức và thời gian.
Tuy nhiên, đất thịt cũng có một số nhược điểm như dễ bị úng nước nếu tưới quá nhiều. Hơn nữa, nếu đất không được cấp độ ẩm đần đủ dễ bị vỡ vụn.
Một số cây trồng thích hợp cho đất thịt: chanh, ớt, rau thơm, cây ăn quả, cây cảnh, cây hoa,…
Đất cát
Đất cát là loại đất thô nhất trong các loại đất, những hạt cát rời rạc, sờ vào có cảm giác sạn, có kích thước từ mịn (0,05mm) đến thô (2mm). Thành phần gồm có 5% sét, 10% limon, 85% hạt cát.
Đất cát có khả năng thấm nước và thoát nước nhanh, nhờ các kẽ hở của hạt cát lớn. các loại vi sinh vật háo khí phát triển mạnh mẽ nhờ tính chất thoáng khí. Đất dễ cày, xới, khi trồng cây tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức.
Tuy nhiên, phần đất cát sẽ rời rạc khi khô, dính và bí khi ướt. Hơn nữa, các loại cỏ rất phát triển trong đất cát, nên bất lợi cho cây trồng do các vi sinh vật phát triển kém. Vì thế, khi trồng cây nên đào hố sâu, rộng và trộn với đất thịt để có độ bám cũng như giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Chất hữu cơ trong đất cát bị phân giải nhanh nên thường nghèo mùn. Đất thóng khí nên khả năng giữ nước, giữ phân bón kém, dễ xảy ra tình trạng khô hạn và cây bị thiếu nước.
Một số cây trồng thích hợp với đất cát: cây dương liễu, cây ăn quả như dừa, na, táo, điều, rau xanh, các loại cây có củ,…
Đất sét
Đất đất sét có đặc tính rất dính và dẻo nhất trong 3 loại đất. Tuy nhiên, đất sét dính khi ướt nhưng lại rất cứng khi khô. Thành phần cơ giới của đất set gồm 45% sét, 30% limon, 25% hạt cát.
Đất sét có khả năng giữ nước và hấp thu các chất dinh dưỡng tốt. Chất hữu cơ phân giải trong đất sét thường phân giải chậm nên có thể tích lũy nhiều. Tuy nhiên, đất sét cũng có một sốt nhược điểm đó là, khả năng thấm nước kém, độ thoáng khí thấp và mất thời gian khi làm đất do đất cứng chặt.
Một số cây trồng thích hợp cho đất sét đó là các loại cây lấy quả, củ. Đất sét chủ yếu để làm vật liệu xây dựng hay tạo gốm sứ,… ít được sử dụng trong trồng trọt.
Xem thêm: Đất HNK là đất gì? Mục đích, thời hạn, có lên thổ cư được không
Như vậy bài viết đã giúp bạn tìm hiểu rõ về đất trồng là gì? Các thành phần cơ giới trong đất, tính chất, đặc điểm. Hy vọng với thông tin trên mang lại nhiều kiến thức hữu ích về đất trồng cho bạn. Hãy theo dõi trang chúng tôi để có nhiều thông tin hay nữa nhé.